Chi tiết tin - Xã Hải Trường - Hải Lăng

 

Hình ảnh
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 10
  • Hôm nay 11583
  • Tổng truy cập 60.226

UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024-2026

Post date: 10/09/2024

Ngày 04/9/2024, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 2160/QĐ-UBND về ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024-2026 với mục tiêu Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá khách quan, trung thực về chất lượng phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình theo các mục tiêu của của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Trên cơ sở đó tiến hành triển khai đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (gọi là Chỉ số SIPAS) hằng năm; Cung cấp cho UBND tỉnh, chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các thông tin khách quan về nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên cảm nhận của người dân. Tham mưu cho UBND tỉnh, kiến nghị đối với chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người dân; Nâng cao nhận thức, văn hóa thực thi công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tạo điều kiện, cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Tỷ lệ hài lòng

- Đối tượng của phương pháp đo lường là các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công, cung ứng dịch vụ hành chính công, trong đó có UBND cấp xã.

- Phạm vi đo lường là các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (trừ huyện Đảo Cồn Cỏ).

- Về nội dung đo lường: Đo lường sự hài lòng của người dân được thực hiện đối với 03 khía cạnh: (1)Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (2)Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (3)Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

- Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân được thể hiện qua một bộ chỉ số, gồm 03 nhóm: (1)Nhóm các chỉ số nhận định, đánh giá của người dân; (2)Nhóm các chỉ số hài lòng của người dân; (3)Nhóm các chỉ số nhu cầu, mong đợi của người dân.

- Đối tượng khảo sát là người dân đại diện cho hộ gia đình có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, "có đủ năng lực hành vi dân sự” và hiện đang cư trú (có hộ khẩu thường trú) tại các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh trong thời gian thực hiện khảo sát ý kiến.

- Cỡ mẫu khảo sát là do cơ quan triển khai đo lường sự hài lòng quyết định cụ thể, phù hợp với điều kiện, nguồn lực hiện có, trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu là 30 đại diện hộ gia đình/01 thôn, tổ dân phố.

- Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn, đảm bảo dễ đọc, dễ trả lời đối với mọi người dân và không yêu cầu người dân cung cấp thông tin danh tính

- Thực hiện khảo sát: Tùy điều kiện, nguồn lực, quy mô khảo sát, nhu cầu thông tin…, hàng năm có thể lựa chọn hình thức khảo sát phù hợp trong số các hình thức được ban hành theo Quyết định

- Phúc tra khảo sát: Tùy điều kiện, nguồn lực, quy mô khảo sát, nhu cầu thông tin…, có thể lựa chọn hình thức phúc tra khảo sát phù hợp. Yêu cầu kết quả phúc tra khảo sát phải khách quan, trung thực, chính xác và được sử dụng làm cơ sở để xử lý các tồn tại, vi phạm và rút kinh nghiệm cho các cuộc khảo sát sự hài lòng của người dân trong thời gian tới

- Kiểm tra, làm sạch, đánh mã phiếu khảo sát; nhập, tổng hợp, phân tích dữ liệu khảo sát; tính toán chỉ số; xây dựng báo cáo kết quả: Sau khi phiếu khảo sát được thu về, cần phải kiểm tra, làm sạch, đánh mã phiếu khảo sát; nhập, tổng hợp, phân tích dữ liệu khảo sát; tính toán chỉ số và xây dựng báo cáo kết quả.

Thời gian tổ chức triển khai khảo sát ý kiến của người dân hoàn thành trong Quý IV hàng năm.

Theo thống kê tại Cổng dịch vụ công Quốc gia, tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính và trong xử lý phản ánh, kiến nghị của UBND xã Hải Trường trong quý III năm 2024 đạt 100%.

More